Cái is a project that focuses on the movement of art & culture which aims to promote an emerging community from Saigon. The first topic that Cái has been engaged in is Vietnamese Reduplication Words.
I hang the Vietnamese Reduplication Words on the Reading Cabin balcony with Jo Ngo & Chaulichi. This is an invitation to pay attention to these familiar words that we use every day in Vietnamese contexts.
Collaboration with artists, collectives & street vendors
poetry performance
zine making workshop
reading room
visual projection
visual audio sound
performing art
installation
experimental music performance
See more
I hang the Vietnamese Reduplication Words on the Reading Cabin balcony with Jo Ngo & Chaulichi. This is an invitation to pay attention to these familiar words that we use every day in Vietnamese contexts.
Collaboration with artists, collectives & street vendors
poetry performance
zine making workshop
reading room
visual projection
visual audio sound
performing art
installation
experimental music performance
See more
Vietnamese reduplication consists of several patterns and was/is used extensively to create từ-láy (reduplicative).
for examples,
mìn mịn: kinda fine, kinda smooth
tùm lum: all over the place
chộn rộn: bustling
This type of word creates various interpretations despite its definition in the dictionary, depending on the background and cultural context of the speaker. For the sound, the repetition of từ-láy creates a whole interesting combination that “sing”, which Professor Hoang Van Hanh also mentioned in his research about phonetic symbolic value. As it does in terms of our imagination, associated with visuals.
From that first step, we start to explore từ-láy with a long adventure journey, tracing back to Vietnamese linguistic history and culture.
for examples,
mìn mịn: kinda fine, kinda smooth
tùm lum: all over the place
chộn rộn: bustling
This type of word creates various interpretations despite its definition in the dictionary, depending on the background and cultural context of the speaker. For the sound, the repetition of từ-láy creates a whole interesting combination that “sing”, which Professor Hoang Van Hanh also mentioned in his research about phonetic symbolic value. As it does in terms of our imagination, associated with visuals.
From that first step, we start to explore từ-láy with a long adventure journey, tracing back to Vietnamese linguistic history and culture.
VÀI SUY NGHĨ VỀ TỪ LÁY
Vài ngày gần đây có một tranh luận liên quan đến thơ và từ láy. Tôi xin phép chưa bàn về thơ, mặc dù cũng là một chủ đề tôi đang học, và hiểu thêm trên quá trình thực hành chữ nghĩa. Tuy nhiên, từ láy lại là một lĩnh vực nghiên cứu rộng mà thời gian qua tôi có cơ hội được tiếp cận cho dự án riêng của mình - một nốt thăng trong vẻ đẹp của tiếng Việt mà tôi dành công sức để quan tâm, và trân trọng. Vậy nên tôi sẽ dành thời gian để tổng hợp và viết thêm về những gì tôi biết, tôi mong có thêm một góc nhìn nữa cho những ai quan tâm về chủ đề này.
Lưu ý, bài viết dưới đây được tham khảo từ quyển "Từ láy trong Tiếng Việt" của Giáo sư Hoàng Văn Hành, một trong những nghiên cứu dày công nhất về từ láy từ trước đến nay. Những gì tôi viết gần như được tóm tắt và tổng hợp từ quan điểm của thầy, nên tôi xin phép được dành lời cảm ơn và quý trọng tới thầy, một người mà tôi rất muốn gặp nhưng đã không còn cơ hội. Cũng lưu ý cho, đây không phải quan điểm duy nhất, nhưng theo ý kiến của tôi là hợp lý để có thể hiểu trọn vẹn về ngữ nghĩa của từ láy nói riêng.
Bài viết đã cố gắng lược bỏ rất nhiều từ có tính chất học thuật trong sách của thầy. Nếu bạn cần hiểu thêm thì có thể nhắn riêng cho tôi để thảo luận.
Khoan nói về từ láy và định nghĩa của từ láy, hãy nói về cơ chế láy.
CƠ CHẾ LÁY, LÀ GÌ VẬY?
Thứ nhất,
láy nên được coi là sự hoà phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hoá. Hiểu theo cách này thay vì coi láy-là-phụ-tố, hoặc láy-là-ghép (đại loại như, "sẽ" là yếu tố phụ trong "sạch sẽ" hay "sẽ" cũng chỉ là một tiếng trong từ ghép "sạch sẽ"), có 2 lợi ích:
(1) Thể hiện sự quan tâm tới cả mặt ngữ âm và mặt ngữ nghĩa của từ. Coi láy là một cơ chế, giúp ta giải thích một phần câu hỏi "Láy để làm gì?". Vì sao chúng ta cần xinh xẻo, xinh xắn và nhiều kiểu xinh khác nhau?
(2) Nhìn được tổng thể láy như một cơ trình cấu tạo nó với tư cách là một tín hiệu đặc thù của ngôn ngữ, tức một hiện tượng có tính động.
Thứ hai,
thừa nhận điều trên tức nghĩa láy là một cơ chế riêng, ngữ âm và ngữ nghĩa có mối quan hệ với nhau chứ không phải một tín hiệu ngôn ngữ có phần võ đoán.
Thứ ba,
cấu tạo của từ láy tiếng Việt chịu sự ảnh hưởng của xu hướng hoà phối ngữ âm qua quy tắc điệp và quy tắc đối.
(1) Điệp là sự lặp lại, sự đồng nhất về âm, về nghĩa
(2) Đối là sự sai khác, sự dị biệt, cũng về âm, về nghĩa
Ví dụ: từ "chắc chắn" đã có điệp (ch-ch) và thanh (/-/) thì sẽ đối khuôn (ăn-ăn).
Cơ chế láy có thể hiểu đơn giản như một quá trình nhân đôi, biến đổi và kết hợp để tạo ra một thế điệp và đối riêng biệt.
Tóm gọn lại, từ tiền đề trên ta rút được
"CƠ CHẾ LÁY với tư cách là một phương thức cấu tạo từ, là một quá trình diễn ra như sự hoạt động của một hệ những quy tắc ngữ âm - ngữ nghĩa chi phối việc tạo ra những từ mà các tiếng của chúng vừa nằm trong thế điệp vừa nằm trong thế đối, nằm trong một sự hoà phối về âm và về nghĩa nhất định."
"TỪ LÁY nói chung là từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối, vừa hài hoà với nhau về âm và nghĩa, có giá trị biểu trưng hoá."
Đọc đến đây, nếu bạn có hơi rối, tôi xin phép nói nôm na là như sau. Khi bạn đọc một từ, một câu, một đoạn, cái thứ mà bạn đang nghe, đang nhìn thấy, mà bạn tạm gọi là tiếng Việt có hai góc cạnh để nhìn: âm và nghĩa. Chúng có mối quan hệ với nhau, và mối quan hệ này đặc biệt hơn với từ láy khi chúng có sự giao nhau. Theo như một ví von của người anh tôi biết gần đây, thì nó là tập hợp con và tập hợp mẹ trong toán học. Chúng ta không để ý, nhưng mối quan hệ này tạo nên bức tranh tổng thể của từ láy.
Đương nhiên chúng ta cũng có từ láy ở các nước khác trên thế giới, tôi xin phép bàn về chủ đề này ở một bài khác. Tóm lại thì, tôi thích góc nhìn coi láy là sự hoà phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hoá của thầy, và bị hút vào thế giới của từ láy.
Theo góc nhìn này, bạn có thể tham khảo phân loại về từ láy một cách đầy đủ như dưới đây.
Trích từ Từ láy trong Tiếng Việt của Giáo sư Hoàng Văn Hành
NHỮNG TRANH CÃI THÚ VỊ XOAY QUANH "LÁY"
Có một vài bất cập rất dễ thấy, trong quá trình lịch sử, chúng ta không biết được mối quan hệ giữa những từ như bươm bướm và bướm. Bươm bướm có trước hay là bướm có trước?
Theo thầy Hoàng Văn Hành, những câu hỏi như "Âm và nghĩa có thực sự có mối quan hệ nào với nhau hay không?" vẫn còn đang trên đà nghiên cứu. Đối với tôi, đây là một câu hỏi mà càng đào sâu sẽ càng cho thấy được giá trị của từ láy.
Một số quan điểm CÓ, giải thích rằng
"Quan hệ âm - nghĩa của tất cả các từ trong các ngôn ngữ ở bất kỳ thời đại nào cũng đều là quan hệ tương ứng tự nhiên. Nội dung, giá trị ngữ nghĩa của từ có được là nhờ vai trò biểu trưng của âm (sound symbolism)"
Một số quan điểm KHÔNG, giải thích rằng
"Sự kết hợp giữa âm và nghĩa ở các từ chỉ là sự kết hợp ngẫu nhiên mà thôi." - F. de Saussure
Còn các quan điểm TRUNG LẬP, cho rằng
"Có những từ mà ta cảm thấy một cách trực giác là âm của nó rất phù hợp để diễn đạt ý niệm. Cũng có những từ cảm thấy không có sự phù hợp ấy. Âm trong một số trường hợp này có giá trị biểu trưng, nhưng nó không phải là như thế ở mọi từ". - O.Jespersen
Vài ngày gần đây có một tranh luận liên quan đến thơ và từ láy. Tôi xin phép chưa bàn về thơ, mặc dù cũng là một chủ đề tôi đang học, và hiểu thêm trên quá trình thực hành chữ nghĩa. Tuy nhiên, từ láy lại là một lĩnh vực nghiên cứu rộng mà thời gian qua tôi có cơ hội được tiếp cận cho dự án riêng của mình - một nốt thăng trong vẻ đẹp của tiếng Việt mà tôi dành công sức để quan tâm, và trân trọng. Vậy nên tôi sẽ dành thời gian để tổng hợp và viết thêm về những gì tôi biết, tôi mong có thêm một góc nhìn nữa cho những ai quan tâm về chủ đề này.
Lưu ý, bài viết dưới đây được tham khảo từ quyển "Từ láy trong Tiếng Việt" của Giáo sư Hoàng Văn Hành, một trong những nghiên cứu dày công nhất về từ láy từ trước đến nay. Những gì tôi viết gần như được tóm tắt và tổng hợp từ quan điểm của thầy, nên tôi xin phép được dành lời cảm ơn và quý trọng tới thầy, một người mà tôi rất muốn gặp nhưng đã không còn cơ hội. Cũng lưu ý cho, đây không phải quan điểm duy nhất, nhưng theo ý kiến của tôi là hợp lý để có thể hiểu trọn vẹn về ngữ nghĩa của từ láy nói riêng.
Bài viết đã cố gắng lược bỏ rất nhiều từ có tính chất học thuật trong sách của thầy. Nếu bạn cần hiểu thêm thì có thể nhắn riêng cho tôi để thảo luận.
Khoan nói về từ láy và định nghĩa của từ láy, hãy nói về cơ chế láy.
CƠ CHẾ LÁY, LÀ GÌ VẬY?
Thứ nhất,
láy nên được coi là sự hoà phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hoá. Hiểu theo cách này thay vì coi láy-là-phụ-tố, hoặc láy-là-ghép (đại loại như, "sẽ" là yếu tố phụ trong "sạch sẽ" hay "sẽ" cũng chỉ là một tiếng trong từ ghép "sạch sẽ"), có 2 lợi ích:
(1) Thể hiện sự quan tâm tới cả mặt ngữ âm và mặt ngữ nghĩa của từ. Coi láy là một cơ chế, giúp ta giải thích một phần câu hỏi "Láy để làm gì?". Vì sao chúng ta cần xinh xẻo, xinh xắn và nhiều kiểu xinh khác nhau?
(2) Nhìn được tổng thể láy như một cơ trình cấu tạo nó với tư cách là một tín hiệu đặc thù của ngôn ngữ, tức một hiện tượng có tính động.
Thứ hai,
thừa nhận điều trên tức nghĩa láy là một cơ chế riêng, ngữ âm và ngữ nghĩa có mối quan hệ với nhau chứ không phải một tín hiệu ngôn ngữ có phần võ đoán.
Thứ ba,
cấu tạo của từ láy tiếng Việt chịu sự ảnh hưởng của xu hướng hoà phối ngữ âm qua quy tắc điệp và quy tắc đối.
(1) Điệp là sự lặp lại, sự đồng nhất về âm, về nghĩa
(2) Đối là sự sai khác, sự dị biệt, cũng về âm, về nghĩa
Ví dụ: từ "chắc chắn" đã có điệp (ch-ch) và thanh (/-/) thì sẽ đối khuôn (ăn-ăn).
Cơ chế láy có thể hiểu đơn giản như một quá trình nhân đôi, biến đổi và kết hợp để tạo ra một thế điệp và đối riêng biệt.
Tóm gọn lại, từ tiền đề trên ta rút được
"CƠ CHẾ LÁY với tư cách là một phương thức cấu tạo từ, là một quá trình diễn ra như sự hoạt động của một hệ những quy tắc ngữ âm - ngữ nghĩa chi phối việc tạo ra những từ mà các tiếng của chúng vừa nằm trong thế điệp vừa nằm trong thế đối, nằm trong một sự hoà phối về âm và về nghĩa nhất định."
"TỪ LÁY nói chung là từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối, vừa hài hoà với nhau về âm và nghĩa, có giá trị biểu trưng hoá."
Đọc đến đây, nếu bạn có hơi rối, tôi xin phép nói nôm na là như sau. Khi bạn đọc một từ, một câu, một đoạn, cái thứ mà bạn đang nghe, đang nhìn thấy, mà bạn tạm gọi là tiếng Việt có hai góc cạnh để nhìn: âm và nghĩa. Chúng có mối quan hệ với nhau, và mối quan hệ này đặc biệt hơn với từ láy khi chúng có sự giao nhau. Theo như một ví von của người anh tôi biết gần đây, thì nó là tập hợp con và tập hợp mẹ trong toán học. Chúng ta không để ý, nhưng mối quan hệ này tạo nên bức tranh tổng thể của từ láy.
Đương nhiên chúng ta cũng có từ láy ở các nước khác trên thế giới, tôi xin phép bàn về chủ đề này ở một bài khác. Tóm lại thì, tôi thích góc nhìn coi láy là sự hoà phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hoá của thầy, và bị hút vào thế giới của từ láy.
Theo góc nhìn này, bạn có thể tham khảo phân loại về từ láy một cách đầy đủ như dưới đây.
Trích từ Từ láy trong Tiếng Việt của Giáo sư Hoàng Văn Hành
NHỮNG TRANH CÃI THÚ VỊ XOAY QUANH "LÁY"
Có một vài bất cập rất dễ thấy, trong quá trình lịch sử, chúng ta không biết được mối quan hệ giữa những từ như bươm bướm và bướm. Bươm bướm có trước hay là bướm có trước?
Theo thầy Hoàng Văn Hành, những câu hỏi như "Âm và nghĩa có thực sự có mối quan hệ nào với nhau hay không?" vẫn còn đang trên đà nghiên cứu. Đối với tôi, đây là một câu hỏi mà càng đào sâu sẽ càng cho thấy được giá trị của từ láy.
Một số quan điểm CÓ, giải thích rằng
"Quan hệ âm - nghĩa của tất cả các từ trong các ngôn ngữ ở bất kỳ thời đại nào cũng đều là quan hệ tương ứng tự nhiên. Nội dung, giá trị ngữ nghĩa của từ có được là nhờ vai trò biểu trưng của âm (sound symbolism)"
Một số quan điểm KHÔNG, giải thích rằng
"Sự kết hợp giữa âm và nghĩa ở các từ chỉ là sự kết hợp ngẫu nhiên mà thôi." - F. de Saussure
Còn các quan điểm TRUNG LẬP, cho rằng
"Có những từ mà ta cảm thấy một cách trực giác là âm của nó rất phù hợp để diễn đạt ý niệm. Cũng có những từ cảm thấy không có sự phù hợp ấy. Âm trong một số trường hợp này có giá trị biểu trưng, nhưng nó không phải là như thế ở mọi từ". - O.Jespersen
Nếu như chúng ta để ý thì trong tiếng Anh, "grumble" có nghĩa là trạng thái bất mãn, mô phỏng những từ như mumble (nói lầm bầm), grunt (càu nhàu, cằn nhằn), gruntle (hay cằn nhằn). Tương tự, có khá nhiều trường hợp thể hiện rõ tính biểu trưng của âm của từ láy.
Một thí nghiệm đã chỉ ra rằng, khi để người tham gia cảm thụ và hình dung đường vẽ nào phù hợp với các từ láy liên quan như khúc khuỷu, quanh co, ngoắt nghéo, loằn ngoằn, thì có một sự đồng nhất lớn về kết quả (xem hình bên dưới).
Trích từ Từ láy trong Tiếng Việt của Giáo sư Hoàng Văn Hành
Điều này thể hiện rõ ràng tính gợi ý của từ láy.
Nhiều từ gốc không còn được nhận diện như lê thê, tấp tênh,... là một thiệt thòi trong quá trình tìm về lịch sử của từ láy.
Nói cho vui để thấy, từ láy, mặc dù đã được dày công nghiên cứu, nhưng không phải đều truy vết được nguồn gốc thực sự. Các bạn có thể mua đọc những quyển viết về từ láy của tác giả Phan Ngọc, hoặc quyển từ điển Từ láy của thầy Hoàng Văn Hành để đọc thêm, sẽ thấy nhiều bất ngờ. Còn đương nhiên tôi vẫn thấy quyển tôi đang trích xuất là đầy đủ nhất, tính đến hiện tại.
Vậy, nói đi nói lại thì,
CHÚNG TA LÁY ĐỂ LÀM GÌ?
Láy để làm gì? Để trả lời cho câu hỏi này, cần xem lại giá trị thực sự của từ láy là gì?
Thứ nhất, từ láy có giá trị gợi tả
có "khả năng làm cho người đọc, người nghe cảm thụ và hình dung được một cách cụ thể, tinh tế và sống động màu sắc, âm thanh, hình ảnh của sự vật mà từ biểu thị", cụ thể là giá trị tượng thanh, giá trị tượng hình và gợi ý.
Ví dụ, bung-bập-bung rõ ràng là tiếng trống cơm, thùng thùng là tiếng trống cái, tôm tôm là tiếng trống con, lùng tùng là tiếng trống trong hội ngày xuân.
Thứ hai, từ láy có giá trị biểu cảm
tức là nói đến "mặt thực dụng (pragmatique) trong cơ cấu nghĩa của từ. Theo cách hiểu này, giá trị biểu cảm của từ là khả năng diễn đạt thái độ đánh giá, tình cảm của người nói đối với sự vật, hay thuộc tính do từ biểu thị, và cũng là khả năng khơi dậy ở người nghe một thái độ đánh giá, một tình cảm tương ứng."
Thái độ đánh giá và việc thể hiện tình cảm đi từ cấp độ cá nhân, dần dà cảm thụ và trở thành hiện tượng xã hội, mang tính khách quan. Chẳng hạn, mặc dù bạn không thích từ "khum", nếu sau này ai cũng dùng nó một cách phổ biến, bạn cũng dùng và cảm thấy ổn với việc này, bạn hiểu nó như một sắc thái khác khi nói "không", tức có nghĩa nó đã trở thành một hiện tượng xã hội.
Thứ ba, từ láy có giá trị phong cách
nói đến "giá trị phong cách của từ là nói đến phạm vi quen dùng hay sự thích ứng của từ trong một phong cách nào đó, đã được định hình như một đặc trưng, một màu sắc riêng của từ trong sử dụng."
Từ láy chắc chắn đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật. Theo thống kê, có đến khoảng 3,84% trên tổng số 2030 từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là từ láy (tham khảo hình bên dưới).
Nói đến lơ thơ, khập khừng, bâng khuâng, xăm xăm, chúng ta hình dung được biểu cảm của người viết trong văn cảnh cụ thể. Láy như một "cái thần" của mỗi tác phẩm nghệ thuật. Ngoài ra láy còn được dùng trong phong cách chính luận, hay biểu ngữ, nhưng không nhiều, và tôi cũng xin phép không bàn trong bài này.
Có những từ láy, các bạn sẽ chưa bao giờ nghe, hoặc ít nghe, ví dụ bình bồng, bốc bải, nể nả. Bởi vì chúng ta ít sử dụng hơn, ít nhất là trong đời sống hằng ngày. Nếu lần tìm vế ý nghĩa và bối cảnh ra đời của chúng, âu cũng là một điều thú vị.
Hãy đọc một đoạn sau trong bài Thằng thuốc lá của Huỳnh Ngọc Sơn, bạn sẽ thấy số lượng từ láy xuất hiện dày đặc.
"Thằng Đém khoác chiếc áo rằn ri dài lụng thụng, hai ống quần xoè to bê bết đất thất thểu bước trên đường phố đông người. Tóc dài che khuất cả cần cổ gầy, phủ xuống lê thê trên da mặt xanh xao”. Còn cô gái trẻ đi trên phố, cũng trong tác phẩm trên, thì “mặc một cái váy ngắn cũn cỡn. Hai cánh tay trắng nõn, mát mẻ và cặp đùi nung núc, da thịt rung rinh theo mỗi bước chân."
Cơ bản thì, cái diện mạo này của thằng Đém không hề khó khăn để tưởng tượng, là một phần nhờ vào tính gợi tả có đề cập ở trên, của từ láy.
TẠI SAO CẦN NHÌN NHẬN VỀ LÁY, TỪ LÁY, CÁC ĐỊNH NGHĨA?
Không phải chỉ gần đây chúng ta mới bàn về từ láy, hay thơ. Nhiều tác giả đã nói về khái niệm, và lần giở nghiên cứu. Tôi đưa ra quan điểm và thể hiện sự đồng tình với những gì được công nhận về láy như trên, không phải để chứng tỏ một quan điểm đúng, mà vì tôi thấy nó giúp những người sử dụng chữ nghĩa hằng ngày, dù chuyên nghiệp hay không, tận dụng và khai thác được vẻ đẹp của cơ chế láy, của từ láy.
Tôi không biết giáo dục hiện nay đang nói gì về những khái niệm, nhưng chắc chắn sẽ không dễ để đưa một hệ thống lằng nhằng và đậm tính học thuật cho các bạn còn nhỏ. Tôi cũng trăn trở đâu đó, dưới vai trò là người ngoài cuộc, từng trải qua việc học văn 12 năm, thổn thức yêu và hiểu về từ láy với tư duy hoàn toàn khác, thiết nghĩ sẽ có-cách-nào-đó khiến góc nhìn này dễ tiếp cận hơn với các bạn. Bài viết này, theo tôi cũng chưa phải một bài viết đủ tính đơn giản, ngắn gọn, súc tích, nhưng ít nhất là mang đến tấm chiếu mới mà cũ, từ công sức nghiên cứu của thế hệ đi trước về một mảng lớn trong Tiếng Việt.
Kết bài, mời các bạn đọc lại bốn câu thơ sau mà ai cũng biết, trích từ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh
"Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể"
Mặc dù đây không phải một so sánh tốt, tôi cũng không hiểu nhiều về chính tôi, nhưng tìm về tiếng của nước tôi, tôi thấy mình cũng đang cố gắng tìm ra tận bể. Theo quan điểm của tôi, việc định hướng cách nhìn nhận, thay vì bảo vệ cái tôi, cái đúng, cái định nghĩa, cái-được-cho-là-nên-như-thế-này và nên-như-thế-kia, dường như là quan trọng hơn hết.
Vì một câu mà tôi vẫn thường tự hỏi trong hành trình chơi với chữ nghĩa của mình, cuối cùng mọi thứ có ý nghĩa gì? "We must cultivate our own garden", - Voltaire
Tham khảo
- "Từ láy trong Tiếng Việt" của Giáo sư Hoàng Văn Hành
- "Hình thái học trong từ láy Tiếng Việt" của tác giả Phan Ngọc
- Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt
- Từ láy trong thơ Nguyễn Duy
- Từ láy trong truyện ngắn nhóm Việt
Và một số nghiên cứu khác.
Một thí nghiệm đã chỉ ra rằng, khi để người tham gia cảm thụ và hình dung đường vẽ nào phù hợp với các từ láy liên quan như khúc khuỷu, quanh co, ngoắt nghéo, loằn ngoằn, thì có một sự đồng nhất lớn về kết quả (xem hình bên dưới).
Trích từ Từ láy trong Tiếng Việt của Giáo sư Hoàng Văn Hành
Điều này thể hiện rõ ràng tính gợi ý của từ láy.
Nhiều từ gốc không còn được nhận diện như lê thê, tấp tênh,... là một thiệt thòi trong quá trình tìm về lịch sử của từ láy.
Nói cho vui để thấy, từ láy, mặc dù đã được dày công nghiên cứu, nhưng không phải đều truy vết được nguồn gốc thực sự. Các bạn có thể mua đọc những quyển viết về từ láy của tác giả Phan Ngọc, hoặc quyển từ điển Từ láy của thầy Hoàng Văn Hành để đọc thêm, sẽ thấy nhiều bất ngờ. Còn đương nhiên tôi vẫn thấy quyển tôi đang trích xuất là đầy đủ nhất, tính đến hiện tại.
Vậy, nói đi nói lại thì,
CHÚNG TA LÁY ĐỂ LÀM GÌ?
Láy để làm gì? Để trả lời cho câu hỏi này, cần xem lại giá trị thực sự của từ láy là gì?
Thứ nhất, từ láy có giá trị gợi tả
có "khả năng làm cho người đọc, người nghe cảm thụ và hình dung được một cách cụ thể, tinh tế và sống động màu sắc, âm thanh, hình ảnh của sự vật mà từ biểu thị", cụ thể là giá trị tượng thanh, giá trị tượng hình và gợi ý.
Ví dụ, bung-bập-bung rõ ràng là tiếng trống cơm, thùng thùng là tiếng trống cái, tôm tôm là tiếng trống con, lùng tùng là tiếng trống trong hội ngày xuân.
Thứ hai, từ láy có giá trị biểu cảm
tức là nói đến "mặt thực dụng (pragmatique) trong cơ cấu nghĩa của từ. Theo cách hiểu này, giá trị biểu cảm của từ là khả năng diễn đạt thái độ đánh giá, tình cảm của người nói đối với sự vật, hay thuộc tính do từ biểu thị, và cũng là khả năng khơi dậy ở người nghe một thái độ đánh giá, một tình cảm tương ứng."
Thái độ đánh giá và việc thể hiện tình cảm đi từ cấp độ cá nhân, dần dà cảm thụ và trở thành hiện tượng xã hội, mang tính khách quan. Chẳng hạn, mặc dù bạn không thích từ "khum", nếu sau này ai cũng dùng nó một cách phổ biến, bạn cũng dùng và cảm thấy ổn với việc này, bạn hiểu nó như một sắc thái khác khi nói "không", tức có nghĩa nó đã trở thành một hiện tượng xã hội.
Thứ ba, từ láy có giá trị phong cách
nói đến "giá trị phong cách của từ là nói đến phạm vi quen dùng hay sự thích ứng của từ trong một phong cách nào đó, đã được định hình như một đặc trưng, một màu sắc riêng của từ trong sử dụng."
Từ láy chắc chắn đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật. Theo thống kê, có đến khoảng 3,84% trên tổng số 2030 từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là từ láy (tham khảo hình bên dưới).
Nói đến lơ thơ, khập khừng, bâng khuâng, xăm xăm, chúng ta hình dung được biểu cảm của người viết trong văn cảnh cụ thể. Láy như một "cái thần" của mỗi tác phẩm nghệ thuật. Ngoài ra láy còn được dùng trong phong cách chính luận, hay biểu ngữ, nhưng không nhiều, và tôi cũng xin phép không bàn trong bài này.
Có những từ láy, các bạn sẽ chưa bao giờ nghe, hoặc ít nghe, ví dụ bình bồng, bốc bải, nể nả. Bởi vì chúng ta ít sử dụng hơn, ít nhất là trong đời sống hằng ngày. Nếu lần tìm vế ý nghĩa và bối cảnh ra đời của chúng, âu cũng là một điều thú vị.
Hãy đọc một đoạn sau trong bài Thằng thuốc lá của Huỳnh Ngọc Sơn, bạn sẽ thấy số lượng từ láy xuất hiện dày đặc.
"Thằng Đém khoác chiếc áo rằn ri dài lụng thụng, hai ống quần xoè to bê bết đất thất thểu bước trên đường phố đông người. Tóc dài che khuất cả cần cổ gầy, phủ xuống lê thê trên da mặt xanh xao”. Còn cô gái trẻ đi trên phố, cũng trong tác phẩm trên, thì “mặc một cái váy ngắn cũn cỡn. Hai cánh tay trắng nõn, mát mẻ và cặp đùi nung núc, da thịt rung rinh theo mỗi bước chân."
Cơ bản thì, cái diện mạo này của thằng Đém không hề khó khăn để tưởng tượng, là một phần nhờ vào tính gợi tả có đề cập ở trên, của từ láy.
TẠI SAO CẦN NHÌN NHẬN VỀ LÁY, TỪ LÁY, CÁC ĐỊNH NGHĨA?
Không phải chỉ gần đây chúng ta mới bàn về từ láy, hay thơ. Nhiều tác giả đã nói về khái niệm, và lần giở nghiên cứu. Tôi đưa ra quan điểm và thể hiện sự đồng tình với những gì được công nhận về láy như trên, không phải để chứng tỏ một quan điểm đúng, mà vì tôi thấy nó giúp những người sử dụng chữ nghĩa hằng ngày, dù chuyên nghiệp hay không, tận dụng và khai thác được vẻ đẹp của cơ chế láy, của từ láy.
Tôi không biết giáo dục hiện nay đang nói gì về những khái niệm, nhưng chắc chắn sẽ không dễ để đưa một hệ thống lằng nhằng và đậm tính học thuật cho các bạn còn nhỏ. Tôi cũng trăn trở đâu đó, dưới vai trò là người ngoài cuộc, từng trải qua việc học văn 12 năm, thổn thức yêu và hiểu về từ láy với tư duy hoàn toàn khác, thiết nghĩ sẽ có-cách-nào-đó khiến góc nhìn này dễ tiếp cận hơn với các bạn. Bài viết này, theo tôi cũng chưa phải một bài viết đủ tính đơn giản, ngắn gọn, súc tích, nhưng ít nhất là mang đến tấm chiếu mới mà cũ, từ công sức nghiên cứu của thế hệ đi trước về một mảng lớn trong Tiếng Việt.
Kết bài, mời các bạn đọc lại bốn câu thơ sau mà ai cũng biết, trích từ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh
"Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể"
Mặc dù đây không phải một so sánh tốt, tôi cũng không hiểu nhiều về chính tôi, nhưng tìm về tiếng của nước tôi, tôi thấy mình cũng đang cố gắng tìm ra tận bể. Theo quan điểm của tôi, việc định hướng cách nhìn nhận, thay vì bảo vệ cái tôi, cái đúng, cái định nghĩa, cái-được-cho-là-nên-như-thế-này và nên-như-thế-kia, dường như là quan trọng hơn hết.
Vì một câu mà tôi vẫn thường tự hỏi trong hành trình chơi với chữ nghĩa của mình, cuối cùng mọi thứ có ý nghĩa gì? "We must cultivate our own garden", - Voltaire
Tham khảo
- "Từ láy trong Tiếng Việt" của Giáo sư Hoàng Văn Hành
- "Hình thái học trong từ láy Tiếng Việt" của tác giả Phan Ngọc
- Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt
- Từ láy trong thơ Nguyễn Duy
- Từ láy trong truyện ngắn nhóm Việt
Và một số nghiên cứu khác.